Thị trường bất động sản

Nhà ở xã hội: được và chưa được

Thứ sáu, 16/12/2016, 11:36 GMT+7
  • Chia sẻ tin này qua:
  • Chia sẻ qua Facebook
  • Chia sẻ qua Twitter

Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, việc phát triển NƠXH đến cuối 2016 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điển hình, đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 NƠXH tại khu vực đô thị và KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho gần 500 nghìn người thu nhập thấp, công nhân lao động.…

Đẩy mạnh phát triển NƠXH đã góp phần quan trọng vào tái cấu trúc thị trường BĐS, khắc phục lệch pha cung-cầu. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận không ít hạn chế, bất cập được Bộ Xây dựng nêu lên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về NƠXH mới đây.
 
Những thành quả bước đầu
 
Từ năm 2009 đến nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 71.150 căn hộ, tương đương với khoảng 3,7 triệu m2, tổng mức đầu tư khoảng 25.900 tỷ đồng (gồm: 97 dự án nhà ở xã hội cho công nhân KCN, 82 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp).
 
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay các địa phương trên cả nước đang tiếp tục triển khai 191 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 163.800 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 71.800 tỷ đồng (gồm: 70 dự án NƠXH cho công nhân KCN, 121 dự án NƠXH cho người có thu nhập thấp).
 
Liên quan tới Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn: Giai đoạn 1 (2008 – 2012) được thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-CP và đã hoàn thành hỗ trợ 531.000 hộ (đạt 107% so với kế hoạch); đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg, với khoảng 311.000 hộ, theo đề án của các địa phương có 268.000 hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ đã đăng ký vay vốn.
 
Tính đến tháng 10/2016, đã có 8.800 hộ dân được hỗ trợ vay vốn, với dư nợ khoảng 220 tỷ đồng/394 tỷ đồng mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã giao chỉ tiêu cho 57 địa phương.

nha-o-xa-hoi-duoc-va-chua-duoc
Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm quy định giành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển NƠXH

Về chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề: Trong giai đoạn 2009-2015, Nhà nước đã dành nguồn vốn từ Trái phiếu Chính phủ với hơn 12.600 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 95 dự án nhà ở cho sinh viên các cơ sở đào tạo tại 29 địa phương và các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (tổng mức đầu tư là 19.000 tỷ đồng, vốn TPCP là 17.000 tỷ đồng, sau hoàn thành sẽ giải quyết chỗ ở cho khoảng 330.000 SV). Đến nay, đã có 88/95 dự án nhà ở sinh viên hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí cho khoảng gần 200.000 SV, 07 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện.
 
Liên quan tới kết quả giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, đến 31/10/2016, đã ký hợp đồng cam kết cho vay 32.841 tỷ đồng và đã giải ngân 28.588,7 tỷ đồng (đạt 87,05%).
 
Trong đó, đã ký hợp đồng cam kết cho vay 56.181 hộ, với số tiền là 27.480 tỷ đồng; đã giải ngân cho 56.181 hộ, với số tiền là 23.226 tỷ đồng (đạt 84,52% cam kết cho vay); đã cam kết cho vay 51 dự án, đã giải ngân với số tiền là 5.361 tỷ đồng.
 
Khắc khoải nhu cầu từ thực tế
 
Trong giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, việc thực hiện gói hỗ trợ tín dụng này và triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ theo tinh thần của Nghị quyết 02/NQ-CP đã góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường BĐS hồi phục tích cực. Bộ chủ quản ngành Xây dựng chỉ ra hàng loạt tồn tại trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển NƠXH thời điểm hiện tại.
 
Theo Bộ Xây dựng, một số chương trình hỗ trợ nhà ở triển khai chậm so với kế hoạch ban đầu, như: Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2 (giai đoạn 1 kết thúc từ cuối năm 2012, nhưng đến cuối 2015 mới triển khai giai đoạn 2)…
 
Việc phát triển NƠXH cho người nghèo, người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân KCN chưa đáp ứng nhu cầu, chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179 dự án NƠXH tại khu vực đô thị và KCN (tương đương 71.150 căn hộ). So với chỉ tiêu số lượng NƠXH tại đô thị và KCN đến 2020 đã đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (khoảng 250.000 căn hộ), đến thời điểm hiện tại, mới giải quyết được khoảng 28%.
 
Được biết, về nhu cầu NƠXH cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương đến năm 2020, nhu cầu khoảng 1 triệu căn hộ tương đương với khoảng 50 triệu m2.
 
Một số địa phương có nhu cầu NƠXH lớn là: Hà Nội khoảng hơn 110.000 căn; Tp.HCM 134.000 căn; Đà Nẵng 11.500 căn; Đồng Nai: 36.700 căn; Bình Dương: 41.250 căn…
 
Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển NƠXH, như: chưa đưa chỉ tiêu phát triển NƠXH vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm theo quy định của pháp luật; trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển NƠXH, chưa thực hiện nghiêm quy định giành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển NƠXH – dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án NƠXH…
 
Bộ Xây dựng cũng lưu ý rằng nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở chưa đa dạng và còn hạn chế; thiếu các định chế tài chính tham gia hỗ trợ vốn cho phát triển nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ cho người nghèo, người thu nhập thấp vay để mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội hoặc cho các DN vay để đầu tư xây dựng NƠXH (như: Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ phát triển nhà ở, Ngân hàng tiết kiệm nhà ở…). Từ đây, việc huy động vốn, nhất là vốn trung hạn và dài hạn cho phát triển NƠXH gặp nhiều khó khăn.

Theo Thời báo kinh doanh


Ý kiến
Verosa Park HCM
Scroll_left_01
Scroll_right_01
Hotline:
08888.504.669
Cao Minh Trí
(Chăm sóc khách hàng)
  • zalo
  • phone
  • skype
Đặng Ngọc Mai
(Hỗ trợ kỹ thuật)
  • zalo
  • phone
  • skype
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.