Mặc dù nguồn thu từ các dự án nhà ở giảm 37% trong nửa đầu năm nay nhưng doanh thu từ cho thuê văn phòng và bất động sản thương mại khác của tập đoàn KWG Group Holdings trong cùng giai đoạn vẫn tăng 6%.
Tương tự, doanh thu từ phát triển và kinh doanh nhà ở tại Trung Quốc của CIFI Holdings giảm 23% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước nhưng tập đoàn bất động sản này ghi nhận doanh thu từ các khoản đầu tư bất động sản thương mại tăng 69,5% tại quốc gia đồng dân nhất thế giới.
Hồi tháng 7, Hang Lung Properties, nhà phát triển bất động sản tại Hong Kong (Trung Quốc), ghi nhận tăng trưởng nhẹ lợi nhuận trong nửa đầu năm, và theo Phó Chủ tịch Adriel Chan, đó là một “bất ngờ dễ chịu”. Trong khi doanh thu từ các trung tâm thương mại và khách sạn của công ty này đi xuống do ảnh hưởng từ các biện pháp phòng dịch Covid-19, tiền thu về từ hoạt động cho thuê văn phòng cao cấp tăng 16%.
“Phân khúc cho thuê văn phòng mang lại nguồn thu tốt, hiện chiếm khoảng 20% doanh thu từ thị trường Trung Quốc của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục chú trọng đẩy vào phân khúc này”, Chan chia sẻ với CNBC vào cuối tháng 7.
Vô vàn thuận lợi
Nicholas Spiro, tới từ công ty tư vấn bất động sản Lauressa Advisory cho biết nhà đầu tư và người đi thuê bất động sản thương mại tại Trung Quốc không gặp chung những khó khăn như các chủ đầu tư và khách hang trên thị trường nhà ở dân dụng, vốn đang vật lộn với doanh số bán hang thấp cũng như áp lực suy thoái và trả nợ.
Ông nhấn mạnh, lĩnh vực này được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn và có các chính sách tài chính phù hợp.
“Bắc Kinh đang ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nền kinh tế mới trong bối cảnh quốc gia này tìm cách “xì hơi” bong bóng bất động sản mà không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Điều này đặc biệt có lợi cho lĩnh vực bất động sản công nghiệp và hậu cần” Spiro nói.
Ông cũng đánh giá, lĩnh vực thương mại Trung Quốc vẫn còn “dư địa” phát triển, tại các thành phố thứ cấp”. Ông chỉ ra rằng, “Trong dài hạn, tư duy bảo thủ của các công ty Trung Quốc , vốn không ưa thích cho mô hình làm việc từ xa, sẽ có lợi cho lĩnh vực này”.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ trên diện rộng, chính quyền Trung Quốc cũng xây dựng ác kế hoạch hỗ trợ trực tiếp chủ nhà hoặc đơn vị cho thuê ví dụ như trợ cấp tài chính và giảm thuế sử dụng đất đô thị.
Bất chấp chính sách zero-Covid nghiêm ngặt tại Trung Quốc, doanh nghiệp đầu tư bất động sản toàn cầu Hines nhận thấy nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ và văn phòng đang tăng lên, khi các doanh nghiệp nhận định rằng giai đoạn thị trường đi xuống sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Claire Cormier Thielke, Giám đốc thị trường Trung Quốc tại Hines chia sẻ: các nhà bán lẻ đang tận dụng giai đoạn thị trường đi xuống để thử nghiệm các phương án kinh doanh và trải nghiệm thương hiệu mới”.
“Đối với văn phòng, chúng tôi nhận thấy những người thuê đang tìm cách nâng cấp không gian và địa điểm phù hợp hơn với nhu cầu làm việc hiện đại, mang tính tương tác hơn”.
Nhìn chung, phân khúc bất động sản thương mại của Trung Quốc có khả năng phục hồi nhanh hơn so thị trường nhà ở dân dụng.
Theo công ty tư vấn bất động sản CBRE, trái ngược với sự ảm đạm của thị trường nhà ở dân dụng, lĩnh vực bất động sản thương mại đang phục hồi nhanh chóng sau khi các đợt phong tỏa chấm dứt và chính phủ áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Công ty này dự báo lĩnh vực thương mại, ngoại trừ bán lẻ, tăng trưởng tốt trong phần còn lại .
Cố vấn bất động sản Shaun Brodie tới từ Cushman & Wakefield, cho biết: “Năm nay, chính quyền trung ương và địa phương đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định một cách hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu thuê bất động sản trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ, truyền thông và viễn thông và khoa học đời sống dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ”, ông nhận định.