Không chỉ nhằm mục đích giảm tác động của môi trường lên kết cấu, kỹ thuật xây dựng với bê tông Cyclopean còn thể hiện mong muốn kết nối nhiều hơn nữa giữa kiến trúc với tự nhiên.
Bê tông Cyclopean và ứng dụng đa dạng trong kiến trúc
Trong lịch sử, “Cyclopean” là thuật ngữ dùng để chỉ một kỹ thuật xây dựng xếp chồng các khối đá lớn lại với nhau mà không cần bất kỳ loại vữa nào. Từ kỹ thuật này, theo thời gian, một loạt các cấu trúc trên nhiều nền văn minh khác nhau đã lần lượt ra đời. Nó là các bức tường phòng hay đền thờ, lăng mộ và cả pháo đài. Ngày nay, bất kỳ một công trình cấu trúc cổ nào với lối xây dựng xếp các tảng đá lớn chồng lên nhau tạo ra hình đa giác đều được xác định là sử dụng kỹ thuật Cyclopean.
Công trình cấu trúc cổ với lối xây dựng xếp chồng các tảng đá
Xét về mặt kinh tế của bê tông cyclopean: Do kích thước của đá làm giảm lượng xi măng cần thiết nên nó trở thành vật liệu phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất để xây dựng nền móng trong các công trình dưới nước, tường chắn và sàn.
Do kích thước của đá làm giảm lượng xi măng cần thiết nên nó trở thành vật liệu phổ biến và tiết kiệm chi phí
Trong kiến trúc đương đại, bê tông Cyclopean được sử dụng ở nhiều với điều kiện kết cấu cho phép, chẳng hạn như các công trình có độ bền yêu cầu thấp hoặc các kết cấu có khả năng chịu tải nhẹ hơn. Ví dụ đối với công trình công viên Venecia ở Zaragoza, Tây Ban Nha, các KTS đã xây dựng một bức tường đá vôi dài 100m và cao 10m. Thiết kế tập trung vào một cấu trúc đô thị tuyến tính sẽ không chứa nhiều hơn chính trọng lượng của công trình. Thay vào đó, vai trò chính của bức tường lại như một bức rào cản âm thanh với mục đích giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông đường phố và bảo vệ các khu dân cư xung quanh. Như đã nói ở trên, kích thước của những viên đá khá to nên chỉ cho phép sử dụng ít bê tông hơn, nhờ vậy đã tiết kiệm được một phần chi phí tổng thể.
Thiết kế tập trung vào một cấu trúc tuyến tính sẽ không chứa nhiều hơn chính trọng lượng của công trình
Trong dự án ngôi nhà Skyline House của Jesua Apario, ở Tây Ban Nha, các bức tường bên ngoài được làm bằng bê tông cyclopean với đá có lấy từ một mỏ đá gần đó. Lý do KTS quyết định sử dụng kỹ thuật xây dựng này nhằm để giảm tác động của môi trường lên cấu trúc, cũng như thể hiện mong muốn kết nối kiến trúc với môi trường xung quanh. Theo lời của KTS: “Kết cấu gồ ghề của những bức tường hòa quyện với cấu trúc ngôi nhà và thiên nhiên xung quanh sẽ là nơi thu hút địa y, rêu và thực vật xanh. Chúng sẽ tự biết cách tạo chỗ cho chính mình thông qua các kẽ hở của bức tường”.
KTS sử dụng kỹ thuật xây dựng giảm tác động của môi trường lên cấu trúc
Ngoài ra còn các ví dụ từ các công trình khác như: Ngôi nhà 1413 của Harquitectes hoặc Mesina, công trình Angatuba House của công ty thiết kế Rivas đều sử dụng vật liệu đá từ việc phá dỡ trước đó để làm cốt liệu thô cho bê tông của công trình mới. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí xây dựng mà còn giảm chất thải từ việc phá dỡ các công trình cũ. Trong trường hợp dự án Ngôi nhà 1413, các KTS đã tận dụng đá từ một bức tường cũ đập ra rồi thêm vào hỗn hợp xi măng và vôi để tạo thành những bức tường cho công trình mới. Đối với dự án Ngôi nhà Angatuba, hỗn hợp Cyclopean được làm từ nguyên liệu gạch vốn là phế liệu của một dự án khác và sau đó được tận dụng lại tạo thành các bức tường bên ngoài của công trình Angatuba.
KTS đã tận dụng đá từ một bức tường cũ đập ra rồi thêm vào hỗn hợp xi măng và vôi để tạo thành những bức tường cho công trình mới
Theo Archdaily