Cảng hàng không quốc tế Đại Hưng – Bắc Kinh là một dự án mới hoàn thiện của Zaha Hadid Architects tại Trung Quốc. Được thiết kế nhằm giảm bớt tắc nghẽn ở sân bay hiện tại, Đại Hưng Bắc Kinh sẽ là một trung tâm vận tải lớn trong khu vực, đáp ứng như cầu du lịch quốc tế và mở rộng mạng lưới giao thông quốc gia.
Công trình cách trung tâm thành phố 46km về phía nam (20 phút đi tàu cao tốc). Cảng hàng không này sẽ phục vụ 45 triệu hành khách mỗi năm, lên tới 72 triệu khách du lịch vào năm 2025 và dự kiến là 100 triệu hành khách cùng 4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển.
Diện tích chưa đầy 700.000m2, tuy nhiên dự án hoàn toàn có thể kết nối trực tiếp du khách toàn cầu đến Bắc Kinh, cùng với đó là mạng lưới đường sắt cao tốc chất lượng cao. Các KTS đặt mục tiêu cho thiết kế phải mang tới chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế ở khu vực Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc.
Cảng hàng không Đại Hưng Bắc Kinh đã được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế gọi tắt với mã “PKX” – đây được coi như một tiêu chuẩn mới về dịch vụ vận tải hàng không, đáp ứng nhiều tiêu chí về công năng tích hợp mặc dù diện tích khá nhỏ so với các sân bay quốc tế khác.
Phát huy các nguyên tắc trong kiến trúc truyền thống của Trung Hoa, Cảng hàng không này áp dụng tổ chức các không gian kết nối xung quanh sân trung tâm – đồng nghĩa với việc hướng tất cả hành khách quanh khu vực khởi hành, luân chuyển… đến khu vực trung tâm có diện tích lớn.
Hình thức “chảy” của mái vòm mái vòm hướng xuống mặt đất để hỗ trợ kết cấu chịu lực và khai thác nguồn ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng đi vào công trình nhờ mạng lưới giếng trời mang đậm chất “tuyến tính” của Zaha Hadid. Hơn nữa, trần nhà còn làm nhiệm vụ điều hướng một cách trực quan toàn bộ phía trong…
Những khoảng trống lớn trong kết cấu tạo ra nhiều khu vực không gian công cộng cho du khách. Bên cạnh những điểm nhấn trong tạo hình thiết kế thì các khoảng trống này giúp mức độ linh hoạt và tính kết nối cho Cảng hàng không Bắc Kinh.
Thiết kế xuyên tâm hỗ trợ việc hạ cánh của máy bay với khoảng cách tối thiểu từ không gian trung tâm (đặc biệt là máy bay A380), thuận tiện hơn cho việc di chuyển của hành khách. Giao thông trong công trình mang tính tập trung với 79 cổng ra vào kết nối với khoảng rộng trung tâm.
Nhờ giao thông linh hoạt mà người sử dụng chỉ phải đi bộ một khoảng tương đối ngắn (khoảng 8 phút) qua sân bay mà không cần tàu con thoi tự động. Do đó, thiết kế nhỏ gọn của Cảng hàng không này giảm thiểu thao tác và tối đa trong việc tiết kiệm thời gian sử dụng.
Đây là một sân bay mang tính ứng dụng công nghệ cao khi sử dụng hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng (quang điện), dự kiến sẽ cung cấp nguồn điện rất lớn với công suất tối thiểu là 10MW (megawatt). Ngoài ra còn có các hệ thống sưởi, thu hồi nhiệt thải, bơm nhiện nguồn trên mặt đất…
Một công nghệ đáng chú ý khác là hệ thống thu gom – xử lý nước mưa và sử dụng nước lưu trữ – thẩm thấu tự nhiên. Hệ thống này còn mang tới 2,8 triệu mét khối nước sạch cho khu vực đầm lầy, hồ và suối bao quanh.
Trong tương lai, Cảng hàng không quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh có thể góp phần ngăn chặn lũ lụt và chống lại hiệu ứng ‘đảo nhiệt’ vào mùa hè tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhật Minh