Phân tích & nhận định

“Đồng tiền hiếm nhất là đồng tiền được tiêu một cách khôn ngoan”: Muốn giàu thì hãy học cách quản lý tiền bạc, đừng để nó chi phối cuộc sống

Thứ bảy, 12/06/2021, 15:50 GMT+7
  • Chia sẻ tin này qua:
  • Chia sẻ qua Facebook
  • Chia sẻ qua Twitter

 

Ai cũng muốn tự do tài chính, có cuộc sống giàu sang, nhưng để đạt được điều đó, chỉ học cách kiếm tiền thôi chưa đủ. Để giữ cho tiền luôn “đầy túi”, người khôn ngoan còn học cách quản lý tốt đồng tiền của mình.

 

tien

 

Bạn đã bao giờ suy nghĩ về những bài học về tiền bạc trong cuộc sống chưa? Thành thật mà nói, hầu hết chúng ta chưa từng nghĩ đến điều này bởi chúng ta cứ sống ngày qua ngày mà không dành thời gian suy ngẫm hoặc viết nhật kí để ghi lại những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình.

Vào giờ ăn trưa của học sinh tiểu học, giáo viên thường có mặt để kiểm soát phòng ăn sao cho các học sinh tập trung vào việc ăn trưa nhưng vẫn có khoảng thời gian vui vẻ với bạn bè. Trong thực tế, nhiều thói quen sống được hình thành từ khi còn nhỏ. Những hành vi đó hầu hết sẽ gắn bó với mỗi người trong giai đoạn trưởng thành.

Cũng giống như học đọc, viết và toán học, hiểu biết về tiền bạc là một kỹ năng quan trọng giúp bạn luôn an toàn về tài chính và mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho bạn.

 

tien1

Những bài học tài chính cần thiết trong cuộc sống

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư duy của bạn sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại. Dưới đây là những bài học về tiền bạc bạn cần nhớ để đạt được sự tự do tài chính. Có một số bài học có thể bạn đã từng biết đến, hãy thực hành chúng thường xuyên hơn.

1. Giữ kỷ luật

Bài học đầu tiên là về kỷ luật. Quay trở lại ví dụ về buổi ăn trưa của học sinh, chúng biết mình phải làm gì: cần ăn trưa thay vì bỏ bữa và trò chuyện với bạn bè. Tương tự như vậy, khi trưởng thành, chúng ta biết mình kiếm được bao nhiêu tiền và có thể chi tiêu bao nhiêu. Với tiền bạc, cần phải có kỉ luật trong chi tiêu để không vượt ra ngoài phạm vi ngân sách cho phép.

Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể rút tiền mặt để tiêu xài nhanh chóng bằng cách sử dụng thẻ tín dụng, khoản vay ngắn hạn, hoặc thậm chí là khoản vay mua nhà. Việc trả hàng ngàn đô la tiền nợ trong thời gian ngắn cũng trở nên dẽ dàng hơn, song nó lại đi kèm với mức lãi suất rất cao.

Kỷ luật ở đây là không được tiêu hết số tiền mà bạn có. Bạn cần phải học tính kỷ luật để từ chối tiêu tiền: “Không, tôi không thể mua cái này”. Tốt hơn nữa là học cách tiêu ít hơn số tiền bạn có và tiết kiệm nhiều tiền hơn mỗi tháng.

2. Không tiêu tiền quá giới hạn

Với tiền bạc, việc chi tiêu quá mức thường bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Ví dụ như việc tiêu hơn 20 đô la một tháng để mua hàng ở các tiệm tạp hóa, 100 đô la cho việc ăn uống và tổ chức sinh nhật. Hoặc có thể là bạn mua một món đồ chỉ vì nó đang được giảm giá mặc dù bạn không có đủ tiền trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản. 

Sau một thời gian, nó sẽ gây ra hiệu ứng quả cầu tuyết, số tiền chi tiêu ngày một lớn dần cho đến khi bội chi vượt ngoài tầm kiểm soát và khiến người ta chìm vào nợ nần.

3. Giữ sự tập trung

 

tien2

 

Trở lại với ví dụ về việc ăn trưa của học sinh, phòng ăn trưa phục vụ một mục đích chính - dành cho học sinh ăn uống trước khi bắt đầu tiết học tiếp theo. Tuy nhiên, quan sát của tôi đã chứng minh rằng nhiều học sinh không thực sự tập trung vào việc đó. Rất may, các giáo viên đã có mặt để nhắc nhở chúng tập trung vào công việc chính của mình.

Tương tự như vây, trong cuộc sống có rất nhiều điều khiến chúng ta phân tâm, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay. Vì vậy, điều quan trọng là hãy xây dựng kế hoạch và tập trung vào đó. Đừng đi chệch ra ngoài, cũng đừng để ai thay đổi những kế hoạch của bạn.

Khi chúng ta phải trả các khoản vay sinh viên của mình, chúng ta tập trung vào một điều duy nhất: Thanh toán các khoản vay đó càng sớm càng tốt. Tuy có những điều khó khăn song chúng ta vẫn giữ lập trường và tập trung vào mục đích chính của mình.

Giữ sự tập trung có nghĩa là tạo ra một kế hoạch tài chính tổng thể và bám sát vào đó. Mỗi ngày, hãy tập trung vào việc đưa ra các quyết định để đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu về tiền bạc của mình.

4. Trách nhiệm giải trình

Bước đầu tiên để có trách nhiệm với tiền bạc là cần có một người để bạn chịu trách nhiệm- có thể là vợ, chồng hoặc bạn bè, đó là những người luôn suy nghĩ cho lợi ích của bạn.

Bước thứ hai là đặt ra các điểm mốc về tiền bạc để bạn có trách nhiệm giải trình. Hãy thiết lập tầm nhìn dài hạn với các mục tiêu tài chính ngắn hạn có thể đạt được. Ngoài ra, việc ghi nhật ký thực hiện kế hoạch cũng giúp bạn tập trung vào mục tiêu và tiện cho việc theo dõi tiến trình.

 

tien3

Thay đổi tư duy về tiền bạc

Nếu bạn luôn suy nghĩ tiêu cực là bạn sẽ nghèo túng thì rất có thể bạn sẽ lâm vào hoàn cảnh như vậy, trừ khi bạn quyết định thay đổi suy nghĩ và hành động của mình. Lối sống kiếm đồng nào xài đồng đó là một điều cực kì đáng tiếc.

Còn nếu bạn luôn suy nghĩ tích cực rằng bạn có thể trở thành triệu phú, đó sẽ là bài học về tài chính tốt nhất mà bạn học được.

Tất cả những quyết định liên quan đến tiền bạc đều góp phần hướng đến sự tự do tài chính. Chẳng có gì giúp bạn từ tay trắng kiếm được 1 triệu đô la, mà đó là sự quyết tâm hàng ngày để thay đổi vấn đề tài chính cá nhân của bạn.

Mặc dù những bài học này chúng ta đã được học từ khá sớm, nhưng hãy thực hành thường xuyên vì chúng sẽ giúp ích cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn và giúp bạn có một cuộc sống giàu sang đáng mơ ước.

Đừng quên những bài học tài chính cá nhân sau:

- Giữ kỷ luật

- Không tiêu tiền quá giới hạn

- Tập trung vào mục tiêu tiền bạc

- Có trách nhiệm giải trình

- Suy nghĩ như một triệu phú

Những bài học đó phải được thực hiện một cách tuần tự, hãy tập trung vào bước hiện tại và đừng để bị phân tâm. Cũng giống như việc học ở trường vậy, bạn cần phải học những kiến thức cần thiết trước khi chuyển lên lớp tiếp theo. Hãy áp dụng những bài học này trong cuộc sống thường ngày.

Hãy học cách quản lý tiền bạc theo cách của bạn. Đừng để tiền bạc quản lý bạn.

NHẬT VƯỢNG
 

Ý kiến
Verosa Park HCM
Scroll_left_01
Scroll_right_01
Hotline:
08888.504.669
Cao Minh Trí
(Chăm sóc khách hàng)
  • zalo
  • phone
  • skype
Đặng Ngọc Mai
(Hỗ trợ kỹ thuật)
  • zalo
  • phone
  • skype
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.