Thị trường bất động sản

Bán nhà trả nợ vì tính sai phương án tài chính

Thứ hai, 01/02/2021, 13:14 GMT+7
  • Chia sẻ tin này qua:
  • Chia sẻ qua Facebook
  • Chia sẻ qua Twitter

 

Lãi suất ngân hàng giảm mạnh, giá nhà đất một số khu vực tăng nóng đang thôi thúc nhiều người dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, người mua cần cân nhắc phương án này vì không ít nhà đầu tư đang chịu áp lực nợ ngân hàng, thậm chí chịu bán lỗ do dòng tiền sụt giảm bởi dịch bệnh.

Với khoản thu nhập "đều như vắt tranh" từ một quán bún chả đông khách trên phố cổ Hà Nội, đầu năm 2019, vợ chồng anh Việt quyết định đầu tư một mảnh đất 1,7 tỷ đồng ở vùng ven. Với số vốn hơn 1 tỷ đồng, nhận thấy lãi suất ngân hàng mấy năm vừa qua khá ổn định nên anh chị mạnh dạn vay ngân hàng 600 triệu. Anh Việt tính toán chỉ khoảng 3-4 năm là anh tất toán xong khoản nợ, mỗi tháng trả ngân hàng 12-15 triệu đồng khá nhẹ nhàng, lại có mảnh đất đẹp có thể tăng giá rất tốt sau này. Tuy nhiên anh không ngờ Covid-19 ập đến, suốt mấy tháng trời quán đóng cửa, vợ chồng anh vô cùng áp lực khi vừa phải trả tiền thuê mặt bằng, vừa trả nợ ngân hàng mỗi tháng ngót 40 triệu. “Tôi cố gắng bám trụ vì quán đã bắt đầu có tiếng, nếu mình bỏ sau này khó tìm được địa điểm tốt hơn, nhưng trước nay thu nhập chính của gia đình trông cả vào quán nên chúng tôi rất vất vả trả nợ.” 

Đến nửa cuối năm 2020, dù dịch bệnh được kiểm soát tốt, quán bún chả của anh Việt đã hoạt động trở lại nhưng doanh thu vẫn chưa hồi phục vì vắng khách du lịch, người dân cũng thắt chặt chi tiêu. Số tiền tích lũy đã cạn, trong khi doanh thu quán không đủ bù tiền thuê và lãi ngân hàng nên đến tháng 10/2020, anh Việt quyết định rao bán mảnh đất trả nợ. Dù mảnh đất đẹp, pháp lý tốt nhưng cũng phải gần 2 tháng sau đó, anh mới bán lại được với giá bằng lúc mua vào. “Tính ra tôi lỗ nặng vì phải trả lãi ngân hàng gần 1 năm trời mà tiền tích lũy không tăng thêm, nếu nâng giá khu đất lên cao hơn đề bù lỗ thì sẽ khó ra hàng nhanh được”.

tra_no

Với khoản thu nhập "đều như vắt tranh" từ một quán bún chả đông khách trên phố cổ Hà Nội, đầu năm 2019, vợ chồng anh Việt quyết định đầu tư một mảnh đất 1,7 tỷ đồng ở vùng ven. Với số vốn hơn 1 tỷ đồng, nhận thấy lãi suất ngân hàng mấy năm vừa qua khá ổn định nên anh chị mạnh dạn vay ngân hàng 600 triệu. Anh Việt tính toán chỉ khoảng 3-4 năm là anh tất toán xong khoản nợ, mỗi tháng trả ngân hàng 12-15 triệu đồng khá nhẹ nhàng, lại có mảnh đất đẹp có thể tăng giá rất tốt sau này. Tuy nhiên anh không ngờ Covid-19 ập đến, suốt mấy tháng trời quán đóng cửa, vợ chồng anh vô cùng áp lực khi vừa phải trả tiền thuê mặt bằng, vừa trả nợ ngân hàng mỗi tháng ngót 40 triệu. “Tôi cố gắng bám trụ vì quán đã bắt đầu có tiếng, nếu mình bỏ sau này khó tìm được địa điểm tốt hơn, nhưng trước nay thu nhập chính của gia đình trông cả vào quán nên chúng tôi rất vất vả trả nợ.” 

Đến nửa cuối năm 2020, dù dịch bệnh được kiểm soát tốt, quán bún chả của anh Việt đã hoạt động trở lại nhưng doanh thu vẫn chưa hồi phục vì vắng khách du lịch, người dân cũng thắt chặt chi tiêu. Số tiền tích lũy đã cạn, trong khi doanh thu quán không đủ bù tiền thuê và lãi ngân hàng nên đến tháng 10/2020, anh Việt quyết định rao bán mảnh đất trả nợ. Dù mảnh đất đẹp, pháp lý tốt nhưng cũng phải gần 2 tháng sau đó, anh mới bán lại được với giá bằng lúc mua vào. “Tính ra tôi lỗ nặng vì phải trả lãi ngân hàng gần 1 năm trời mà tiền tích lũy không tăng thêm, nếu nâng giá khu đất lên cao hơn đề bù lỗ thì sẽ khó ra hàng nhanh được”.

 

NHẬT VƯỢNG

 


Người viết : admin
Ý kiến
Verosa Park HCM
Scroll_left_01
Scroll_right_01
Hotline:
08888.504.669
Cao Minh Trí
(Chăm sóc khách hàng)
  • zalo
  • phone
  • skype
Đặng Ngọc Mai
(Hỗ trợ kỹ thuật)
  • zalo
  • phone
  • skype
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.