Đánh giá về những tác động của đại dịch Covid-19 lên phân khúc bất động sản nhà ở, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định “Trên bình diện vĩ mô, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy một số mặt tích cực mà đại dịch mang tới. Tại Việt Nam, các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội có mật độ quy hoạch hoá cao. Vì vậy khi dịch bệnh bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống hàng ngày. Do đó, về mặt tích cực thì sau đại dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch thế nào là hiệu quả nhất.
Các đô thị lớn ở một số nước có quy hoạch là các thành phố cách xa nhau, giữa các thành phố là rừng hoặc các khu đất trống thì tốc độ lây truyền dịch bệnh rất thấp. Còn các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam có mật độ dân số cao ở khu vực đô thị thì khi dịch bệnh diễn ra tốc độ lây truyền rất lớn.
Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh, các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược chung dài hạn. Bất cứ chu kì hoạt động kinh tế nào cũng có suy và thịnh và suy có thể vì khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh… Đặc biệt dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành kinh tế khi có sự cố xảy ra. Riêng đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc, nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của mình ở đâu và cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ, khó có thể vực dậy. Những tập đoàn lớn trên thế giới, có tuổi đời cả trăm năm về bất động sản, về điện – điện tử… nhưng vẫn vượt qua được. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian Covid-19 vừa qua có những doanh nghiệp phá sản và không bao giờ vực dậy lại được. Đây là bài học dành cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh và đặc biệt là bất động sản xem lại chiến lược dài hạn của mình.
Theo ông Khương, hiện tại chúng ta đang ở tháng 10 cũng là đầu quý 4, từ bây giờ đến đầu 2022 sẽ không có nhiều thay đổi lớn của thị trường bất động sản. Việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lướt sóng đẩy giá trong thị trường bất động sản trong thời gian tới là tương đối bất khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.
Đối với nhóm đầu tư cá nhân, nếu nhu cầu nhà ở là bức thiết và nguồn tiền mua nhà đã có sẵn từ trước, và không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế thì đây là cơ hội tốt để mua nhà. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư lướt sóng hay nhóm đầu tư ngắn hạn thì đây chưa phải là thời điểm thích hợp. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì tâm lý của họ là rất thận trọng nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng Tuy nhiên, khó khăn của các nhà đầu tư trong trường hợp này là việc sang Việt Nam để nghiên cứu thêm về thị trường lại gặp hạn chế do các đường bay chưa được mở lại.
Bất động sản là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, do vậy nền kinh tế phục hồi thì bất động sản mới có thể quay trở lại quỹ đạo. Bên cạnh đó, để các dự án bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở có thể phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng, cần có những biện pháp tốt hơn giải quyết những khó khăn về mặt thủ tục pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh, các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược chung dài hạn. Bất cứ chu kì hoạt động kinh tế nào cũng có suy và thịnh và suy có thể vì khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh… Đặc biệt dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành kinh tế khi có sự cố xảy ra. Riêng đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc, nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của mình ở đâu và cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ, khó có thể vực dậy. Những tập đoàn lớn trên thế giới, có tuổi đời cả trăm năm về bất động sản, về điện – điện tử… nhưng vẫn vượt qua được. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian Covid-19 vừa qua có những doanh nghiệp phá sản và không bao giờ vực dậy lại được. Đây là bài học dành cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh và đặc biệt là bất động sản xem lại chiến lược dài hạn của mình.
VƯỢNG PHẠM