Đối với một ngôi nhà, cửa sổ được coi là linh hồn, đón sinh khí cho gia đình và là một phần tất yếu tạo nên sự lịch lãm, cũng như phong cách kiến trúc của ngôi nhà đó.
Khi bắt đầu xây nhà, đây là một việc quan trọng được xếp vào hàng những việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy việc thiết kế ngôi nhà đúng phong thủy đặc biệt là các vị trí đặt cửa sổ, cửa đi lại, cửa ngõ, cửa nhà vệ sinh sẽ đem đến cho gia chủ nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn trong cuộc sống.
Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số kiến thức, kinh nghiệm đã được đúc kết trong nhiều năm qua về cách chọn kích thước cửa sổ theo phong thủy.
Chọn kích thước của cửa sổ như thế nào là chuẩn nhất theo phong thủy
Thiết kế phong thuỷ của một ngôi nhà giống như cơ thể con người, không gian phòng giống như đường khí quản. Khí phải được lưu thông một cách cân bằng giữa các phòng trong nhà, từ cửa chính đến phòng ngủ, phòng khách, thư phòng, nhà bếp, không khí phải được dễ dàng lưu chuyển.
Cửa chính và các cửa sổ lại giống như mũi và miệng của mỗi phòng, có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong phòng. Không khí đi qua cửa ra vào, cửa sổ, qua tường ngăn, bình phong, đồ nội thất và các đồ đạc khác trong nhà đều có ảnh hưởng nhất định đến mỗi khu vực không gian, từ đó người sống trong nhà mới hít thở được khí dưỡng và có được sự khoẻ mạnh cân bằng. Loại khí này không được quá mạnh cũng không được quá yếu, mà nên có sự hài hoà, ổn định.
Kích thước của cửa sổ cũng phải tương quan với kích thước của của chính và diện tích của căn phòng Cửa chính và cửa số cũng giống như mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, Cửa chính (bố mẹ) phải có ảnh hưởng sâu đậm đến các cửa sổ (con cái), nếu không con cái sẽ có những sự phản kháng khó lường.
Theo quan điểm của các nhà phong thủy Nhật Bản thì thì kích thước tiêu chuẩn của cửa sổ được chọn tương ứng theo diện tích của từng gian phòng cụ thể. Ở các nước Đông bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thường chọn theo tỉ lệ là 1:6, các nước Đông Nam Á là 1:7 là các nước Nam Á là 1:8.
Ngoài ra kích thước cửa còn phụ thuộc vào số lượng cửa bố trí trong phòng và số cánh cửa /1 cửa sổ, thông thường thì phòng có diện tích nhỏ hơn 15 m2 bố trí 1 cửa, mở 2 cánh, phòng có diện tích lớn hơn 15m2 thì có thể bố trí loại cửa mở được 3-4 cánh, hoặc chọn 2 cửa mở hai cánh, tùy theo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Khi chọn số cánh cửa cũng lên chọn theo quan niệm phong thủy dân gian liên quan đến cửa sổ, loại cửa 2 cánh gọi là nghênh phúc “Trường thọ” loại 3 cánh gọi là “tam dương khai thái” loại cửa 4 cánh gọi là “Tứ Quý”, loại cửa chỉ mở được một cánh thường chỉ để thiết kế cho các khu vực như tầng trệt, nhà kho, những nơi không quan trọng về mặt phong thủy.
Về độ cao của cửa so với nền nhà thì mép dưới cửa sổ phải cao hơn so nền từ 83cm trở lên, nhưng không quá 2,2m. Mép dưới cửa sổ cao quá 2,2m thì không tốt về mặt phong thủy do ở trí như vậy có thể bị hứng chịu các luồng gió dương khí và sát khí hướng đến căn phòng mà theo phong thủy hay gọi là Nhà bị “Thiên trảm sát”.
Mép dưới cửa sổ thấp hơn 83cm khiến gian phòng bị thoát âm, không khí trong phòng không nhu nhuận, thường gây các bệnh về đường hô hấp, da khô nứt nẻ về mùa đông. Vận khí gia trạch bất thường, không tích trữ được tiền bạc.
Do vậy khi lựa chọn vị trí của sổ cho căn phòng hay ngôi nhà bạn cần chú ý để kết hợp hài hào các yếu tố, không để âm dương xung khắc nhau.
Tránh đặt cửa sổ ở nơi tài vị
Hướng quan trọng nhất trong PT của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí của tài vị không được bỏ qua. Vị trí đẹp nhất của tài vị là góc chéo của cửa vào phòng khách, điều này bao hàm 3 tình huống dưới đây: Khi cửa nhà mở sang phía trái, tài vị sẽ ở đầu trên góc chéo bên phải; khi cửa nhà mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên góc chéo. Vị trí tài vị được xem là nơi để tích tụ tài vận trong nhà, nếu cửa sổ đặt ngay phía trên tài vị sẽ làm cho những vận khí tốt trong nhà cũng nhanh chóng bị “chảy đi”.
Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày
Hiện nay nhiều gia đình dùng lưới bảo vệ bên ngoài cửa sổ. Khi lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nhiều bất lợi cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tầm nhìn và ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy, trường hợp này gọi là “bế quan tỏa cảng”, khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và sẽ làm cho ngôi nhà bị vận khí xấu.
Tránh làm cửa cản sáng
Bạn không nên treo rèm quá dày, hoặc không nên đóng cửa sổ kín mít khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ, bạn cũng nên đảm bảo thiết kế cửa khi đóng được kín gió, đặc biệt là cửa phòng ngủ tránh cho người sử dụng phòng bị cảm lạnh.
Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.
Tránh mở cửa sổ vào trong
Trường hợp mở cửa sổ vào trong thường do cửa sổ sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc các loại cửa hướng vào bên trong nhà. Theo phong thủy, nếu sử dụng loại cửa này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.